TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng

BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIẢNG VIÊN (HẠNG III)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1613/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Viên chức giảng dạy hiện đang công tác tại các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) công lập đã được bổ nhiệm và đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Giảng viên (hạng III).
II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
Sau khi bồi dưỡng học viên nâng cao được năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp, thực hiện tốt các nhiệm vụ của viên chức giảng dạy, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên (hạng III).
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi bồi dưỡng học viên:
a) Phân tích được những điểm cơ bản về hệ thống chính trị, bộ máy hành chính nhà nước và hệ thống giáo dục Việt Nam. Biết vận dụng đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ;
b) Cập nhật được các xu thế phát triển GDĐH trên thế giới, chiến lược, chính sách và các quy định về phát triển GDĐH Việt Nam trong bối cảnh hiện nay; cập nhật các kiến thức cơ bản về lý luận dạy học đại học để phát triển năng lực nghề nghiệp;
c) Chủ động vận dụng và tự hoàn thiện các kỹ năng cơ bản để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) và thực hiện các nhiệm vụ khác của một giảng viên đại học. Nhận thức đúng vai trò, vị trí, trách nhiệm và tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ đối với mỗi giảng viên trước yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo; chủ động và tự tin trong hoạt động nghề nghiệp để tự phát triển;
d) Vận dụng được những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp Giảng viên (hạng III) theo quy định tại Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập (viết tắt là Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV).
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng
Chương trình gồm 11 chuyên đề giảng dạy, tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch, được bố cục thành 3 phần:
- Phần I: Kiến thức về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (gồm 4 chuyên đề);
- Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp (gồm 7 chuyên đề);
- Phần III. Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.
2. Cấu trúc chương trình
TT Nội dung Số tiết
Tổng Lý thuyết Thảo luận, thực hành
I Phần I: Kiến thức về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung 60 32 28
1 Đường lối, chiến lược, chính sách phát triển giáo dục và GDĐH Việt Nam trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 12 8 4
2 Những vấn đề cơ bản về nhà nước 12 8 4
3 Quản lý nhà nước về GDĐH 12 8 4
4 Một số kỹ năng tự phát triển nghề nghiệp của giảng viên đại học 16 8 8
  Ôn tập và kiểm tra phần I 8   8
II Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp 132 70 62
5 Phát triển đội ngũ giảng viên trong các cơ sở GDĐH 20 12 8
6 Đào tạo đại học và phát triển chương trình đào tạo đại học 20 12 8
7 Hình thức và phương pháp dạy học đại học 20 10 10
8 Kiểm định chất lượng GDĐH 16 10 6
9 Giảng viên với nhiệm vụ NCKH và chuyển giao công nghệ 16 10 6
10 Giảng viên với công tác quản lý và tư vấn cho sinh viên 16 8 8
11 Hợp tác, liên kết đào tạo và NCKH 16 8 8
  Ôn tập và kiểm tra phần II 8   8
III Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch 44 4 40
1 Tìm hiểu thực tế 24   24
2 Hướng dẫn viết thu hoạch 4 4  
3 Viết thu hoạch 16   16
  Khai giảng, bế giảng 4   4
  Tổng cộng: 240 106 134
Liên kết các trường
BRITISH UNIVERSITY
RMIT UNIVERSITY
Đơn vị đối tác
Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội
Trường THPT chuyên Ngoại ngữ
Trường Đại học Ngoại ngữ
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn