TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng

TUYỂN SINH LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THCS, THPT

Thời gian cập nhật: 21/12/2022

Căn cứ Thông tư số 12/2021/TT-BGDĐT, ngày 05/04/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học;
Căn cứ Quyết định số 725/QĐ-ĐHGD, ngày 04/05/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục về ban hành chương trình đào tạo cấp chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở/trung học phổ thông;
Căn cứ Quy định về tổ chức, đào tạo chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở/trung học phổ thông được ban hành theo Quyết định số 1131/QĐ-ĐHGD, ngày 21/06/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục;
          Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo về việc mở lớp Bồi dưỡng “Nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung học cơ sở/trung học phổ thông” năm 2021 với các thông tin cụ thể như sau:
1. Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở/trung học phổ thông.
1.1. Đối tượng tuyển sinh
1.1.1. Học viên chưa tham gia giảng dạy tại trường phổ thông cần có bằng cử nhân các ngành Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Văn học, Ngôn ngữ học, Lịch sử, Địa lý có điểm trung bình trung học tập toàn khóa từ 6,5 trở lên, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT.
1.1.2. Học viên đang là giáo viên phổ thông, cần có bằng cử nhân các ngành Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Văn học, Ngôn ngữ học, Lịch sử, Địa lý và xác nhận của đơn vị đang công tác trong đơn đăng ký.
1.1.3. Học viên muốn trở thành giáo viên dạy các môn Ngữ văn, môn Lịch sử và Địa lý, hoặc môn Khoa học tự nhiên cần phải học bổ sung kiến thức chuyên môn thuộc chương trình đào tạo cử nhân ngành tương ứng còn thiếu theo chương trình bổ sung kiến thức của trường Đại học Giáo dục trước khi tham gia khóa bồi dưỡng NVSP giáo viên THCS/THPT. Cụ thể:
Môn Ngữ văn: bổ sung kiến thức chuyên môn về Văn học hoặc Ngôn ngữ học
Môn Lịch sử và Địa lý: bổ sung kiến thức chuyên môn về Lịch sử hoặc Địa lý
Môn Khoa học tự nhiên: bổ sung kiến thức chuyên môn về Hóa học/Vật lý/ Sinh học
1.2. Chương trình bồi dưỡng: 34 tín chỉ (chi tiết tại phụ lục kèm theo).
3. Hình thức tổ chức bồi dưỡng:
  Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm sẽ được tổ chức tùy theo tình hình thực tế dịch bệnh sẽ là trực tiếp, trực tuyến hoặc dạy học kết hợp (Blended Learning) trên nền tảng hệ thống quản lý dạy học Moodle, Zoom với sự kết hợp tương tác trực tiếp và trực tuyến với các ứng dụng mới trong công nghệ giáo dục.
4. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian: Dự kiến tổ chức khai giảng hàng tháng khi có đủ số học viên đăng ký học (không mở lớp nếu số lượng đăng kí dưới 30 học viên/1 lớp).
- Địa điểm tổ chức bồi dưỡng:
+ Tại Trường Đại học Giáo dục.
+ Tại các đơn vị đảm bảo yêu cầu để tổ chức bồi dưỡng theo quy định.
5. Kinh phí:
- 175.000 đồng/tín chỉ/học viên (đối với sinh viên tốt nghiệp các trường đại học thành viên ĐHQG HN trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp bằng)
185.000 đồng/tín chỉ/học viên (đối với các lớp mở tại Trường Đại học Giáo dục).
195.000 đồng/tín chỉ/học viên (đối với các lớp mở nơi khác).
Kinh phí trên không bao gồm kinh phí học bổ sung kiến thức chuyên môn (nếu có); chi phí cá nhân của học viên khi đi thực tập sư phạm (đi lại, ăn ở, sinh hoạt phí, học liệu, văn phòng phẩm cá nhân…).
Học viên đã học một chương trình NVSP tại Trường ĐHGD, nếu đăng ký học chương trình NVSP khác trong vòng 1 năm kể từ ngày nhận chứng chỉ sẽ đươc công nhận tín chỉ và kết quả các chuyên đề đã học và giảm 65% học phí đối với những chuyên đề đó.
6. Cấp chứng chỉ
Học viên sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo quy định sẽ được Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung học cơ sở/trung học phổ thông.
7. Hồ sơ đăng ký học
7.1. Đơn đăng ký học trực tuyến (theo mẫu trong link hoặc QR code)
7.2. Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm (đối với sinh viên mới tốt nghiệp, có thể nộp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, nhưng khi làm hồ sơ cấp chứng chỉ, phải nộp bản sao bằng tốt nghiệp đại học có công chứng).
7.3. Bản sao công chứng CMT/căn cước công dân.
Sau khi được chấp thuận vào học, học viên cần nộp bản công chứng các hồ sơ tại mục 7.2, 7.3 và 1 ảnh 3x4 (ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh ở mặt sau và gửi kèm theo hồ sơ đăng ký học).
8. Thông tin liên hệ
Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng, Trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN.
Địa chỉ: Phòng 424 - 428  nhà B2, 144 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 0242 2139568;  email: cct@vnu.edu.vn.

 

 PHỤ LỤC
1. Nội dung chương trình
Chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông, thực hiện theo chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư số 12/2021/TT-BGDĐT, ngày 05/04/2021 cụ thể như sau:
2. Thời lượng chương trình:
- Tổng số: 34 tín chỉ, trong đó:
+ Khối học phần chung: 17 tín chỉ
+ Khối học phần nhánh: 17 tín chỉ
STT Nội dung bồi dưỡng Số tín chỉ Ghi chú
A Khối học phần chung 15  
A1 Tâm lí học giáo dục 2  
A2 Giáo dục học 2  
A3 Lí luận dạy học 2  
A4 Đánh giá trong giáo dục 2  
A5 Quản lí nhà nước về giáo dục 2  
A6 Giao tiếp sư phạm 2  
A7 Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 3  
  Khối lượng kiến thức tự chọn 2/10TC 2  
A8 Hoạt động giáo dục ở trường phổ thông 2  
A9 Kỉ luật tích cực 2  
A10 Quản lí lớp học 2  
A11 Kĩ thuật dạy học tích cực 2  
A12 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 2  
A13 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2  
A14 Tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở trường phổ thông 2  
A15 Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống 2  
A16 Giáo dục vì sự phát triển bền vững 2  
A17 Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường 2  
* Khối học phần nhánh THCS/THPT
B Khối học phần nhánh    
  Nhánh THCS/THPT (phần B/C)    
  Nội dung lựa chọn 9  
B1/C1 Phương pháp dạy học [tên môn học]
ở trường THCS/THPT
2  
B2/C2 Xây dựng kế hoạch dạy học [tên môn học]
ở trường THCS/THPT
2  
B3/C3 Tổ chức dạy học [tên môn học]
ở trường THCS/THPT
2  
B4/C4 Thực hành dạy học [tên môn học]
cấp THCS/THPT tại cơ sở đào tạo
3  
  Nội dung thực hành, thực tập 6  
B5/C5 Thực hành kĩ năng giáo dục
ở trường THCS/THPT
2  
B6/C6 Thực tập sư phạm 1 ở trường THCS/THPT 2  
B7/C7 Thực tập sư phạm 2 ở trường THCS/THPT 2  
  Học phần tự chọn 2TC/6TC 2  
B8/C8 Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS/THPT 2  
B9/C9 Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THCS/THPT 2  
B10/C10 Phát triển chương trình nhà trường THCS/THPT 2  
  Tổng cộng 34  
Ghi chú: Số tín chỉ trên không bao gồm số tín chỉ học bổ sung kiến thức chuyên môn đối với các học viên muốn trở thành giáo viên dạy các môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên.

Trân trọng!

Các tin tức sự kiện khác

Liên kết các trường
BRITISH UNIVERSITY
RMIT UNIVERSITY
Đơn vị đối tác
Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội
Trường THPT chuyên Ngoại ngữ
Trường Đại học Ngoại ngữ
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn